Những điều cần biết về bệnh giang mai ở nữ giới

Lượt xem: 8639
Đánh giá: 
Những điều cần biết về bệnh giang mai ở nữ giới
Điểm trung bình:  8.3 /  10 (  75 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh giang mai đang có xu hướng gia tăng tronng những năm gần đây. Nguyên nhân là do nhiều chị em phụ nữ còn thiếu những hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này. Để khắc phục một phần tình trạng này, chúng tôi xin cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh giang mai ở nữ giới. Chị em phụ nữ hãy chú ý theo dõi nhé. 

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do một loại xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Bệnh giang mai được các nhà khoa học đánh giá là căn bệnh xã hội có mức độ nguy hiểm chỉ đứng sau căn bệnh thế kỷ HIV.

Các con đường lây nhiễm bệnh giang mai ở nữ giới

Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể nữ giới qua một số con đường như:

Quan hệ tình dục không an toàn: Chiếm tỷ lệ cao nhất và dễ lây nhiễm bệnh giang mai nhất ở nữ giới chính là con đường quan hệ tình dục với người bị bệnh. Thông qua những vết xước khi quan hệ tình dục tạo ra mà xoắn khuẩn giang mai có thể tấn công cơ thể người nữ giới. Cho dù bạn quan hệ bằng bất cứ hình thức nào, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục thì nguy cơ bạn bị lây nhiễm bệnh cũng rất cao.

Lây truyền qua đường máu: xoắn khuẩn giang mai khi ở giai đoạn 2 đã bắt đầu tấn công vào máu của người bệnh, do vậy nếu nữ giới tiếp nhận máu của người bệnh hoặc sử dụng chung kim tiêm có dính máu của người bệnh thì chắc chắn 100% sẽ bị lây nhiễm bệnh giang mai.

Lây truyền từ mẹ sang con: Thai nhi khi còn trong bụng mẹ thì nguy cơ bị xoắn khuẩn giang mai tấn công là không thể tránh khỏi. Nếu như đứa trẻ được bảo vệ không bị lây nhiễm khi còn trong bụng mẹ nhưng nếu được sinh ra bằng con đường sinh thường thì nguy cơ bị lây nhiễm vẫn là 100%.

Tiếp xúc với vết thương hở: nữ giới tiếp xúc với những vết loét do bệnh giang mai gây ra cũng sẽ dễ bị lây nhiễm bệnh. vì những vết thương hở đó chính là ổ bệnh chứa rất nhiều xoắn khuẩn giang mai.

Ngoài ra, còn có một con đường để xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể người nữ giới đó là việc sử dụng chung những vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm…tuy rằng khả năng lây nhiễm này là không cao nhưng chị em phụ nữ vẫn phải hết sức lưu ý.

Biểu hiện, triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới

Bệnh giang mai ở nữ trải qua 3 giai đoạn với những biểu hiện cụ thể như sau:

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giai đoạn 1

Giai đoạn đầu tiên của bệnh giang mai ở nữ giới được đặc trưng bởi sự hình thành của một vết loét không đau có tên gọi là săng giang mai. Những vết loét săng giang mai thường khá cứng, hình tròn, màu đỏ thịt tươi. Săng giang mai kéo dài 3 đến 6 tuần rồi sau đó tự biến mất.

Săng giang mai xuất hiện ở những nơi bị nhiễm xoắn khuẩn, vì thế bên cạnh xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục thì săng giang mai vẫn có thể xuất hiện ở miệng, hậu môn nếu như những bộ phận này có tiếp xúc với mầm bệnh.

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giai đoạn 2

Bệnh giang mai giai đoạn 1 không được điều trị, bệnh giang mai sẽ phát triển sang giai đoạn 2. Giai đoạn này của bệnh thường xảy ra vài tuần đến vài tháng sau giai đoạn 1. Bệnh giang mai giai đoạn 2 ở nữ giới được đặc trưng bởi biểu hiện phát ban da thường không gây ngứa và có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với phát ban do các bệnh khác gây ra. Nó có thể xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm một số vị trí như bên trong miệng, âm đạo, hoặc hậu môn. Sự phát ban của giang mai giai đoạn 2 thường thấy nhiều nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, mạn sườn. Ở một số người, phát ban có thể nhẹ và không nhận thấy.

Trong giang mai giai đoạn 2 ở nữ giới, nhiễm trùng lan rộng khắp cơ thể, do đó các triệu chứng khác có thể xuất hiện như: Sốt, xuất hiện hạch bạch huyết, mệt mỏi, giảm cân, rụng tóc, nhức đầu, và đau cơ. Những triệu chứng này cuối cùng sẽ giảm dần, nhưng nếu giai đoạn này không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành giang mai giai đoạn cuối rất nguy hiểm.

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giai đoạn 3

Sau khi các triệu chứng giang mai giai đoạn 2 biến mất, xoắn khuẩn giang mai vẫn còn ẩn trong cơ thể nếu không được điều trị. Khoảng 15% nữ giới bị nhiễm bệnh và không điều trị sẽ tiếp tục phát triển giai đoạn thứ ba của giang mai. Giang mai giai đoạn 3 có thể xảy ra khoảng 10 đến 20 năm sau khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai.

Bệnh giang mai giai đoạn 3 được đặc trưng bởi tổn thương ở bất kỳ hệ thống cơ quan nào và thậm chí có thể gây tử vong. Bệnh giang mai giai đoạn ba có thể gây tổn thương cho não, thần kinh, mắt, tim, mạch máu, gan, xương và khớp.

Giang mai ở nữ giới có nguy hiểm không?

Biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai ở nữ giới:

Như đã đề cập, bệnh giang mai ở nữ giới không được điều trị, xoắn khuẩn giang mai sẽ lan truyền khắp cơ thể và gây ra các biến chứng với các hệ thống cơ quan khác nhau. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai muộn bao gồm chứng mất trí, phình phình động mạch chủ, điếc, đột quỵ. Bệnh giang mai giai đoạn cuối có thể gây ra các biến chứng gây tử vong.

Những bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh:

Các bà mẹ bị bệnh giang mai có nguy cơ sẩy thai, sinh đẻ, hoặc sinh non. Cũng có nguy cơ là một người mẹ nhiễm giang mai sẽ truyền bệnh cho đứa trẻ. Đây được gọi là giang mai bẩm sinh.

Bệnh giang mai bẩm sinh có thể đe dọa đến mạng sống. Trẻ sinh ra với giang mai bẩm sinh cũng có thể có những điều sau đây: dị dạng, chậm phát triển, động kinh, sưng gan hoặc lá lách, thiếu máu.

Phòng tránh bệnh giang mai ở nữ giới

Không có vắc xin phòng ngừa bệnh giang mai vì thế để phòng ngừa bệnh giang mai nữ giới bắt buộc phải thực hiện những biện pháp sau:

Quan hệ tình dục chung thủy, hạn chế số bạn tình. Khi quan hệ nên sử dụng bao cao su. Tuyệt đối không quan hệ tình dục với người bị bệnh giang mai hoặc nghi ngời bị bệnh giang mai.

Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, đặc biệt trước và sau khi quan hệ phải vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Không sử dụng vật dụng cá nhân của người khác.

Những điều cần biết về bệnh giang mai ở nữ giới được cung cấp trên đây bởi các bác sĩ đa khoa Hưng Thịnh, hi vọng sẽ giúp chị em phụ nữ có những hiểu biết căn bản vè bệnh để từ đó có những biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại0386977199 - 0386.977.199 hoặc có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ:số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nộiđể được tư vấn. Chúc bạn sức khỏe!

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?