Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm bàng quang

Lượt xem: 15681
Đánh giá: 
Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm bàng quang
Điểm trung bình:  8.4 /  10 (  76 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Viêm bàng quang là căn bệnh thường gặp và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm bàng quang là điều cần thiết để người bệnh có thể hạn chế những tác động xấu của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về bệnh viêm bàng quang.

Nguyên nhân viêm bàng quang

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm bàng quang

Viêm bàng quang do vi khuẩn

Vi khuẩn chủ yếu gây bệnh viêm bàng quang là vi khuẩn Escherichia coli, hay được gọi tắt là vi khuẩn E.coli. Đây vốn là vi khuẩn có lợi ở đường ruột nhưng khi chúng xâm nhập vào niệu đạo thì lại trở thành vi khuẩn có hại.

Vi khuẩn E.coli có thể xâm nhập vào niệu đạo qua con đường quan hệ tình dục và vệ sinh không đúng cách như vệ sinh từ sau lên trước. Ngoài ra, ở phụ nữ do cấu tạo cơ thể có lỗ niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với âm đạo nên có thể bị viêm bàng quang ngay cả khi không quan hệ tình dục.

Ngoài vi khuẩn E.coli còn có một số vi khuẩn cũng có khả năng gây bệnh viêm bàng quang như vi khuẩn Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus faecalis và Staphylococcus aureus.

Viêm bàng quang không do vi khuẩn

Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây viêm bàng quang như thuốc cyclophosfamide ifosfamide, thuốc hóa trị. Ở phụ nữ, việc dụng thuốc tránh thai có chứa diaphragms cũng có nguy cơ bị viêm bàng quang cao.

Mắc các bệnh: Mắc các bệnh viêm phụ khoa, viêm vùng chậu, viêm đường tiết niệu cũng gây biến chứng viêm bàng quang.

Nhiễm hóa chất: Một số trường hợp bị dị ứng với các hóa chất có trong bao cao su, xà phòng tắm, các dung dịch diệt khuẩn ở bộ phận sinh dục cũng có thể gây ra viêm bàng quang.

Sử dụng ống thông tiểu: những người phải sử dụng ống thông tiểu để đưa nước tiểu ra ngoài sẽ có nguy cơ bị viêm bàng quang cao. Bên cạnh đó việc sử dụng ống thông tiểu dài cũng có thể gây kích ứng bàng quang.

Triệu chứng viêm bàng quang

Đi tiểu nhiều, tiểu buốt: bệnh nhân sẽ có cảm giác muốn đi tiểu nhưng khi đi tiểu sẽ thấy lượng nước tiểu rất ít. Ngoài ra còn xuất hiện cảm giác đau buốt.

Nước tiểu bị biến đổi: nước tiểu sẽ bị biến đổi về màu sắc như: có màu trắng đục hoặc màu vàng đậm, bên cạnh đó còn mùi hơi nồng. Những trường hợp bị viêm bàng quang mãn tính còn xuất hiện hiện tượng đi tiểu ra máu.

Đau xương chậu: Viêm bàng quang sẽ khiến cho vùng chậu vị căng tức gây đau nhức. Ngoài ra, còn có cảm giác nóng rát tại bộ phận sinh dục.

Đau vùng bụng dưới: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau râm ran ở bụng dưới, ban đầu những cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất thấp và mức độ đau nhẹ, về sau những cơn đau sẽ xuất hiện liên tục, người bệnh sẽ bị đau quặn thắt.

Ngoài ra, người bệnh sẽ bị sốt kèm theo đau bụng dữ dội, tim đập nhanh. Đầy bụng, khó chịu, đầy hơi.

Cách chữa viêm bàng quang

Các phương pháp điều trị viêm bàng quang hiện nay thường dựa vào mức độ bệnh. Khi bệnh ở mức độ nhẹ (cấp tính) thì thường người bệnh sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa, trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì người bệnh sẽ được áp dụng phương pháp ngoại khoa để điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Điều trị bệnh viêm bàng quang bằng phương pháp nội khoa: thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm bàng quang chủ yếu là thuốc kháng sinh.Tuy nhiên về loại thuốc nào, liều lượng ra sao thì bác sĩ sẽ phải tiến hành kiểm tra mới có thể có những chỉ định cụ thể, không nên tự ý sử mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ sẽ rất nguy hiểm. 

Người bệnh phải tuân thủ một cách tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã hết hoàn toàn thì vẫn phải đi tái khám để các bác sĩ kiểm tra lại và đưa ra những chỉ định mới.

Điều trị viêm bàng quang bằng phương pháp ngoại khoa: phương pháp ngoại khoa hay còn gọi là tiểu phẫu sẽ áp dụng với những trường hợp người bệnh viêm bàng quang đã xảy ra những biến chứng nguy hiểm như: sỏi bàng quang, tắc nghẽn cổ bàng quang...

Sau phẫu thuật mà người bệnh vẫn thấy các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế đã phẫu thuật để thăm khám lại vì lúc này có nguy cơ viêm nhiễm đã lan rộng lên thận rất nguy hiểm.

Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang: Để giúp quá trình điều trị viêm bàng quang mang lại hiệu quả cao, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Nên ăn nhiều những thực phẩm có tính mát giúp thanh lọc cơ thể, uống đủ nước mỗi ngày. Có thể thực hiện chườm nước ấm lên bụng hàng ngày để giảm tình trạng đau bụng và giúp tình trạng tiểu nhiều, tiểu buốt được cải thiện.

Bạn có thể gọi đến cho chúng tôi qua số điện thoại 0386977199 - 0386977199 - 0386.977.199 nếu như bạn còn thắc mắc cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại0386977199 - 0386.977.199 hoặc có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ:số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nộiđể được tư vấn. Chúc bạn sức khỏe!

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?