Nguyên nhân gây bệnh đái dắt và cách chữa trị

Lượt xem: 17712
Đánh giá: 
Nguyên nhân gây bệnh đái dắt và cách chữa trị
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  96 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Đái dắt có thể gây ra rất nhiều những phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày của người bệnh vì người bệnh luôn ở tình trạng bị thôi thúc đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi tiểu lại tiểu ít, nước tiểu đứt quãng. Vậy các nguyên nhân gây bệnh đái dắt và cách chữa trị ra sao, câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, hãy chú ý theo dõi nhé.

Nguyên nhân gây bệnh đái dắt và cách chữa

Nguyên nhân gây bệnh đái dắt

Ở những người khỏe mạnh thì khi lượng nước trong bàng quang ở mức 250ml- 300ml sẽ khiến bàng quang co bóp dẫn đến cảm giác buồn tiểu. Nhưng những trường hợp người bị bệnh đái dắt thì dù lượng nước tiểu trong bàng quang dù ít nhưng bàng quang vẫn co bóp khiến người bệnh rơi vào tình trạng buồn tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu lại rất ít.

Một số tác nhân có thể gây ra bệnh đái dắt

Một số bệnh lý:  Những bệnh lý ở bàng quang đều có thể gây ra những vấn đề về đường tiết niệu trong đó có bệnh viêm bàng quang, ung thư bàng quang. Những bệnh lý khác như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt hay bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh lậu) cũng có thể gây ra bệnh đái dắt.

Một số tổn thương ở trực tràng: trung tâm điều chỉnh hoạt động của trực tràng và bàng quang nằm cạnh nhau trong tủy sống, vì thế khi trực tràng có những tổn thương chúng có thể xâm lấn sang bàng quang và gây ra hiện tượng đái dắt. Những tổn thương ở trực tràng như viêm trực tràng, ung thư trực tràng…là những bệnh lý gây đái dắt thường gặp.

Tổn thương ở bộ phận sinh dục nữ: tiểu dắt cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm phần phụ ở nữ giới.

Tác dụng phụ của thuốc: thuốc an thần, thuốc điều trị tiểu đường, hoặc những thuốc có tác dụng thư giãn cơ bắp cũng có thể khiến bạn bị bệnh tiểu dắt.

Mặc quần áo quá chặt: Mặc quần bó sát có thể khiến bàng quang phải chịu nhiều áp lực dẫn đến phải liên tục đi tiểu.

Tập luyện thể dục quá sức: tập luyện thể dục liên tục và quá sức có thể khiến thần kinh bị căng thẳng. Thần kinh căng thẳng sẽ khó điều khiển hoạt động co bóp của bàng quang và khiến bạn dễ rơi vào tình trạng tiểu dắt.

Cách chữa bệnh đái dắt

Muốn điều trị bệnh đái dắt có hiệu quả thì người bệnh phải đi thăm khám để xác định được nguyên nhân gây ra bệnh, rồi từ đó mới lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất. Người bệnh không được tự ý điều trị vì có thể khiến hiện tượng đái dắt ngày càng trầm trọng hơn.

Nếu như nguyên nhân xuất phát từ những bệnh lý thì người bệnh nên nhanh chóng điều trị ngay. Tùy theo bệnh lý nào gây ra hiện tượng đái dắt mà các bác sĩ sẽ có những hướng xử lý khác nhau. Người bệnh cần hết sức lưu ý tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt người bệnh không được tự ý mua thuốc sử dụng. Nếu như nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc thì bạn nên ngưng sử dụng thuốc và đến khám tại các phòng khám để các bác sĩ có hướng xử lý.

Nếu như nguyên nhân gây bệnh đái dắt không phải do bệnh lý, người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn uống thì có thể khắc phục bệnh đái dắt. Trong chế độ ăn uống nên hạn chế sử dụng những đồ uống có gas, rượu, bia. Hạn chế sử dụng những thực phẩm có tính axit như cam, chanh.. Uống đủ nước mỗi ngày (2 lít mỗi ngày).

Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng những cách chữa đái dắt dân gian để hỗ trợ chữa bệnh đái dắt như: dùng củ sắn dây, bí xanh, bèo cái, da vàng mề gà. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi áp dụng những cách chữa này.

Trên đây là những thông tin về bệnh đái dắt như nguyên nhân gây bệnh và cách chữa đái dắt. nếu như bạn đọc còn thắc mắc về bệnh đái dắt cần sự hỗ trợ từ các bác sĩ hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386977199 - 0386977199 - 0386.977.199 để chúng tôi có thể giúp bạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại0386977199 - 0386.977.199 hoặc có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ:số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nộiđể được tư vấn. Chúc bạn sức khỏe!

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?