Bị sùi mào gà có tiêm vacxin HPV được không?

Lượt xem: 3985
Đánh giá: 
Bị sùi mào gà có tiêm vacxin HPV được không?
Điểm trung bình:  7.6 /  10 (  31 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Nhiều bệnh nhân khi mắc sùi mào gà rồi mới lo sợ đặt câu hỏi “Bị sùi mào gà có tiêm vacxin HPV được không?”. Tâm lý có bệnh mới lo chạy chữa đã ăn sâu vào nhận thức của mọi người. Việc không tiêm phòng HPV ngay từ đầu chính là nguyên nhân khiến cho bạn có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà hơn những người đã từng tiêm.

Em đã điều trị bệnh sùi mào gà. Cho đến hiện tại, em không thấy bệnh sùi mào gà tái phát nhưng em biết là virus HPV vẫn tồn tại trong cơ thể. Liệu mắc sùi mào gà có tiêm vacxin HPV được không? vì em thấy việc tiêm phòng HPV là cần thiết và em muốn đi tiêm trong thời điểm này. Mong nhận được câu trả lời sớm của các bác sĩ phòng khám

Đ.T (Lai Châu)

Bị sùi mào gà có tiêm vacxin HPV được không

Trả lời

Chào bạn T!

Cảm ơn bạn đã quan tâm gửi câu hỏi về cho phòng khám bệnh xã hội Hưng Thịnh. Thắc mắc của bạn sẽ được các chuyên gia của phòng khám giải đáp như sau:

Bị sùi mào gà có tiêm vacxin HPV được không?

Sùi mào gà là bệnh do virus HPV gây ra. Điều trị bệnh sùi mào gà sớm thì có thể ngăn chặn được sự phát triển của virus HPV nhưng nếu điều trị muộn thì khá phức tạp. Lúc này bệnh đã có biến chứng, việc điều trị chủ yếu là để ngăn chặn biến chứng, sau điều trị bệnh ở giai đoạn muộn thì bệnh cũng hay tái phát.

Tiêm phòng HPV là việc được khuyến cáo nhưng thực tế thì có rất nhiều người không thực hiện. Khi chưa bị nhiễm HPV thì việc tiêm phòng sẽ phát huy hiệu quả cao nhất. Trong trường hợp của bạn T, bạn đã bị nhiễm virus HPV và đã từng điều trị, điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn tiêm phòng cho các chủng 11, 16, 18 (là các chủng trực tiếp gây bệnh sùi mào gà) là không có tác dụng phòng tránh bệnh nữa, việc tiêm phòng vào thời điểm này chỉ có tác dụng chống tái nhiễm. Ngoài ra, các chủng còn lại vẫn có thể tiêm phòng như bình thường để phòng chống nguy cơ gây ung thư có thể xảy đến.

Lưu ý: Việc tiêm phòng HPV khi đã bị mắc sùi mào gà chỉ được thực hiện sau khi bạn đã điều trị khỏi bệnh, trong quá trình đang điều trị bệnh thì bạn không được tiêm. Hơn nữa, khi đã tiêm phòng HPV thì cũng không thể chắc chắn bạn đã được phòng bệnh tuyệt đối 100%, nếu như bạn vẫn có quan hệ tình dục không an toàn và không thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà như chỉ dẫn của bác sĩ thì bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh như bình thường.

Phòng tránh bệnh sùi mào gà cần lưu ý gì?

Quan hệ tình dục an toàn, tốt nhất bạn nên sống chung thủy (một vợ - một chồng) để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội.

Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng sinh hoạt cá nhân với người khác (đặc biệt là với những người lây nhiễm bệnh sùi mào gà)

Phụ nữ đang mang thai nếu mắc bệnh sùi mào gà thì cần điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho em bé qua đường sinh thường.

Khi có vết thương trầy xước trên cơ thể thì bạn nên cẩn thận trong việc tiếp xúc với người khác, bởi vì thông qua vết thương hở này thì virus HPV có thể xâm nhập vào cơ thể bạn.

Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước những vi khuẩn, virus có khả năng gây bệnh.

Tiêm phòng HPV chỉ là một phần thiết yếu, còn ngoài ra bạn vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà thì mới tránh được nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể đến các trung tâm y tế dự phòng trên địa bàn để hỏi về lịch tiêm phòng HPV. Tại đây, nhân viên y tế sẽ tư vấn cụ thể cho bạn về lịch tiêm, số mũi tiêm, thời gian tiêm và hiệu quả của việc tiêm. Nên tiêm để phòng tránh bệnh chứ không nên để đến khi mắc bệnh rồi mới vội vã đi tiêm, đó là lời khuyên chân thành của các chuyên gia phòng khám dành cho các bạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại0386977199 - 0386.977.199 hoặc có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ:số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nộiđể được tư vấn. Chúc bạn sức khỏe!

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?