Bệnh giang mai có bị ngứa không?

Lượt xem: 4733
Đánh giá: 
Bệnh giang mai có bị ngứa không?
Điểm trung bình:  8.1 /  10 (  67 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Bệnh giang mai được coi là một trong những bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nếu như không được điều trị kịp thời. Các dấu hiệu của bệnh giang mai rất dễ  với các triệu chứng bệnh lý khác nên nhiều bệnh nhân không phát hiện ra bệnh cho đến khi đến bệnh viện thăm khám. Nhiều câu hỏi thắc mắc “Bệnh giang mai có gây ngứa không?”, trả lời những thắc mắc này, các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh xin có một vài chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Bệnh giang mai có bị ngứa không

Bài viết có thể bạn quan tâm
Hình ảnh bệnh giang mai ở nam và nữ

Bệnh giang mai có bị ngứa không?

Bệnh giang mai chia ra thành các giai đoạn khác, trạng thái bệnh tăng nặng theo từng giai đoạn. Để biết bệnh giang mai có gây ngứa hay không, bệnh nhân cần biết được triệu chứng của bệnh qua từng giai đoạn

Giai đoạn 1: Triệu chứng điển hình trong giai đoạn đầu của bệnh giang mai đó là các “săng giang mai” có hình tròn hoặc bầu dục, màu hồng nhạt, bờ nhẵn, không đau không ngứa. Trong giai đoạn này, bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh giang mai với dấu hiệu của các bệnh khác nên thường bỏ qua và không có động thai đi thăm khám.

Giai đoạn 2: Thường xuất hiện sau giai đoạn 1 khoảng 1 tuần. Trong giai đoạn này, các săng giang mai biến mất và thay vào đó là bạn thấy sự xuất hiện của các nốt ban đỏ (hay còn gọi là đào ban giang mai) ở vị trí tiếp xúc với nguồn bệnh và có thể lan sang các vị trí khác. Các đào ban giang mai này không gây ngứa, cũng không gây đau. Một số bệnh nhân trong giai đoạn này còn xuất hiện các triệu chứng khác như rụng tóc, đau cơ, sưng hạch bạch huyết. Những triệu chứng này có thể xuất hiện trong vài tuần hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần trong một năm.

Giai đoạn 3 (hay còn gọi là giai đoạn tiềm ẩn): Nếu không được điều trị bệnh ở giai đoạn 2 thì bệnh giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Trong giai đoạn này, hầu như bệnh nhân không thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh giang mai nữa. Tuy nhiên, các xoắn khuẩn giang mai vẫn phát triển âm thầm và có thể gây tổn thương ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể từ cơ, xương, hệ thần kinh, tim mạch, nội tạng....

Giai đoạn cuối: Có thể xảy ra sau khoảng 3 - 15 năm sau những biến chứng của giai đoạn 1 và được chia thành những hình thức như sau:

Củ giang mai xuất hiện từ 1 - 46 năm sau khi nhiễm bệnh

Giang mai thần kinh xảy ra từ 4 - 25 năm

Giang mai tim mạch thường xảy ra 10 - 30 năm sau khi nhiễm bệnh.

Như vậy, qua việc phân tích trên đây có thể nhận thấy rằng, bệnh giang mai không gây ngứa cũng không gây đau. Tuy nhiên, cũng có một số ít trong số này có thể có triệu chứng đau và ngứa. Vì thế, bạn nên thận trọng trong mọi tình huống.

Những lưu ý khi phát hiện bệnh giang mai

Khi phát hiện bệnh giang mai hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể thì tốt nhất bạn nên đi thăm khám để biết chính xác nguyên nhân. Đặc biệt là những người đã từng có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều đối tượng thì lại cần lưu ý hơn về điều này.

Bệnh giang mai nếu được phát hiện và điều trị sớm thì vẫn có cơ hội được ngăn chặn hoàn toàn. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng với những biến chứng nguy hiểm thì việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều, thậm chí cơ hội điều trị bệnh giang mai trong thời điểm đó là không có và bệnh nhân phải đối diện với việc ảnh hưởng đến tính mạng.

Để phòng tránh bệnh giang mai, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

Quan hệ tình dục an toàn, sống chung thủy một vợ - một chồng và cần hạn chế đối tượng quan hệ tình dục. Việc quan hệ tình dục bừa bãi, không có sự bảo vệ là nguy cơ lớn nhất dẫn đến mắc bệnh giang mai cũng như các bệnh xã hội khác.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác (các đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, đũa thìa, quần lót... là những vật dụng đáng chú ý mà bạn cần thận trọng trong việc sử dụng)

Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục

Khi phát hiện mắc bệnh giang mai, bạn cần dừng ngay quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm sang cho người khác

Điều trị bệnh kịp thời sau khi phát hiện bệnh nhằm tránh những ảnh hưởng về sau

Kiểm tra sức khỏe trước, trong và sau khi mang thai để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh, không bị lây nhiễm bệnh giang mai từ người mẹ.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh về vấn đề “Bệnh giang mai có ngứa không?”. Mọi thắc mắc, bạn có thể liên hệ số máy 0386977199 - 0386.977.199 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại0386977199 - 0386.977.199 hoặc có thể đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ:số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nộiđể được tư vấn. Chúc bạn sức khỏe!

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?